Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Đại gia Nghệ An so độ chịu chơi với đại gia Hà Giang

(Baoxehoi) Nhắc đến tỉnh nghèo Nghệ An là nhắc đến vùng đất nghèo và khô cằn nhưng các đại gia Nghệ An chứng tỏ sự chịu chơi của mình bằng những thú chơi khiến thiên hạ lác mắt. Tuy nhiên so với độ giàu có của đại gia Hà Giang chưa chắc đại gia Nghệ An đã ăn thua gì

Đại gia Nghệ An so với đại gia Thanh Hóa: Kẻ tám lạng, người nửa cân

Đại gia chịu chơi nhất Nghệ An xây nhà tặng con gái
Một đại gia Nghệ An gây ngất ngây dư luận khi bỏ ra hàng chục tỷ đồng xây nhà tặng con gái yêu Dư luận tỉnh Nghệ An từng xôn xao về ngôi nhà bằng gỗ được một đại gia xây làm của hồi môn cho con gái với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Chủ nhân là ông Trần Cường, biệt hiệu là Cường "Thọ”.

"Vô tiền khoáng hậu", đó là lời nhận xét đầy thèm thuồng và không tránh khỏi chút 'ganh tỵ' của không ít người khi đến tận nơi chứng kiến công trình xây dựng ngôi nhà bằng gỗ, tọa lạc tại xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.

Ngôi nhà nằm trên khuôn viên gần 4.000 m2, bao quanh là dãy tường rào kiên cố cao gần 3 m, xây dựng rất công phu, ốp tới 5 loại đá. Đỉnh tường rào lợp bằng ngói vảy tráng men lượn sóng như con rồng khổng lồ vây lấy khuôn viên.
 
Bức tường bao quanh cao khoảng gần 4 mét, được dát toàn đá trắng được nghiền tròn. Giá của bức tường là 2 tỉ đồng? (Ảnh: Phong Anh)

"Mỗi viên ngói vảy lợp trên tường rào có giá 2.500 đồng, tổng số tiền để xây tường rào ngót nghét 2 tỷ đồng", một người thợ tham gia xây dựng nói.

Kỷ lục tiếp theo là những cây xanh cổ thụ đang được trồng bên trong tường rào. Nhẩm đếm có cả thảy vài chục cây cổ thụ to hai người ôm không xuể, giá mỗi cây 50-100 triệu đồng.
 
 (Ảnh: Phong Anh)
Ảnh chụp một thanh niên đứng cạnh cây cột để tiện so sánh. Cột con cũng phải cao 5 mét, đường kính 47cm, cột cái cao đến 9m3 đường kính 51cm. (Ảnh: Phong Anh)


Giai thoại về chủ nhân ngôi nhà còn được truyền miệng, tầm những năm 1990, người ta đồn ông Cường bị “sập cầu” mất hơn 2 tỷ đồng, gần bằng một năm thu ngân sách của thành phố Vinh lúc đó, vậy mà ông Cường vẫn bình thản như không. Riêng việc này, hồi ấy người ta đã gọi ông là “siêu nhân”.
 

Những bức điêu khắc trong ngôi nhà được chạm trổ tinh vi. (Ảnh: Phong Anh)

Từng hai lần được tôn là “siêu nhân xứ Nghệ”, thêm lần làm ngôi nhà gỗ to lớn này, người ta lại tiếp tục gọi ông là “siêu nhân”. Đây là ngôi nhà ông dự kiến thi công ngàn ngày, vật liệu phải độc đáo, đắt tiền và ngôi nhà ở của ông phải không giống bất kỳ ngôi nhà nào.

Ngoài kỷ lục về diện tích một ngôi nhà ở tới 4.000m2, ngôi nhà còn có kỷ lục lớn nhất là phần gỗ. 2.000m3 gỗ đinh hương, giáng hương và cẩm lai để dựng nhà, đó là con số mà do một thợ chính làm ngôi nhà đưa ra.

Về kiến trúc ngôi nhà, có người nói rằng nó mô phỏng nguyên bản dinh vua Bảo Đại trong Huế, người cho rằng nó là kiến trúc của Tử Cấm Thành bên Trung Quốc. Nhưng thông tin được nhiều người "gật gù" hơn cả, là ngôi nhà mô phỏng toàn bộ kiến trúc của phủ "Hòa đại nhân", Hòa Thân - Hòa Trung Đường, một nhân vật được lịch sử Trung Hoa mô tả là còn giàu hơn cả Hoàng đế và Phủ Hòa đẹp hơn cả cung điện của nhà vua.

Đại gia Hà Giang chơi nhà hình cây thuốc phiện

Nhà Vương tọa lạc trên khu đất có 700 cây sa mộc trăm tuổi bao quanh. Ngôi nhà của Vua Mèo được xây vào năm 1914, do một kíp thợ khoảng 200 người từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) sang làm, với chi phí quyết toán tới 15 vạn đồng bạc trắng.
Phía trước dinh thự Vua Mèo ở Sà Phìn với những hàng cây sa mộc
 
Nhà Vương làm toàn bằng gỗ thông, ngói ống, đá xanh. Nhà chia 3 lớp: tiền sinh, trung sinh, hậu sinh. Giữa bốn dãy nhà gỗ hai tầng khép kín là một sân rộng
Toàn bộ khu nhà được kết cấu gồm 64 gian phòng khác nhau gồm nhà khách, phòng làm việc, phòng ngủ cho các thành viên trong dòng họ, phòng ở của các gia nhân giúp việc và quân lính, nhà kho lương thực, kho vũ khí, đặc biệt có một kho riêng để chứa thuốc phiện.
Điều đặc biệt nhất trong ngôi nhà Vương là những kiến trúc và hoa văn hình loài hoa anh túc. Vì thế, có người còn gọi đây là 'dinh thự thuốc phiện'.
Thiếu nữ người Mông trong dinh thự vua Mèo ở Sà Phìn.
 
Trong khu dinh thự họ Vương, tất cả các phiến đá kê cột nhà đều được tiện, gọt thành hình quả thuốc phiện. Sau khi mài nhẵn, chúng đều được dùng những đồng bạc trắng đánh cho bóng loáng, biến màu đá trắng thành màu đồng thau, gần như màu quả thuốc phiện đã phơi khô. Họa tiết trang trí trên đầu đao kèo nhà cũng được tiện hình quả thuốc phiện.
Đặc biệt là căn hầm được làm bằng những phiến đá xanh dày trên 60cm, được thiết kế để chứa thuốc phiện. Căn hầm được thiết kế nằm phía trái ngôi nhà, đối xứng với căn hầm chứa vàng bạc phía phải ngôi nhà.
Xa hoa nhất trong khu nhà Vương là chiếc bể tắm được đục đẽo công phu hình bán nguyệt từ nguyên một khối đá khổng lồ mà tương tuyền vốn là bể tắm sữa dê cho bà vợ thứ nhất của vua Mèo.
Để chiều lòng bà vợ cả, vua Mèo bắt các Tống giáp, Lý trưởng, Mã phài…những chức quan trong vùng cống nạp dê hàng tháng chỉ với mục đích vắt sữa cho vợ tắm.
Cổng vào nhà Vương.


Nổi bật trong kiến trúc, điêu khắc trong ngôi dinh thự là ảnh hưởng nặng nề của thuốc phiện. Những vì kèo được khắc họa hình hoa anh túc.
 
Một trong nhiều họa tiết khắc họa rõ hình hoa thuốc phiện - loài cây điển hình trong một thời kỳ ở vùng cao nguyên đá.

Trong khu dinh thự họ Vương, các phiến đá kê cột nhà đều được tiện, gọt thành hình quả thuốc phiện. Sau khi mài nhẵn, chúng đều được dùng những đồng bạc trắng đánh cho bóng loáng, biến màu đá trắng thành màu đồng thau, gần như màu quả thuốc phiện đã phơi khô.


Họa tiết trang trí trên đầu đao kèo nhà được tiện hình quả thuốc phiện.
 
Kho thuốc phiện được Vua Mèo Vương Chính Đức cho xây dựng phía bên trái ngôi dinh thự dùng để cất trữ thuốc phiện - một biểu tượng quyền lực của quý tộc Mông.

Minh Quang (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét